Việc phục hồi giống cây trồng này đang dần thu hút sự quan tâm đầu tư của nhiều doanh nghiệp, trong đó có dự án “Bảo tồn xoài cổ Khánh Hòa” do Shopee và FoodMap phối hợp thực hiện từ tháng 7-2024.

Xoài Canh Nông và xoài Cát Thơm đang đối diện với nguy cơ khan hiếm do thu hẹp diện tích canh tác

Xoài bản địa là một trong những thành tố quan trọng trong nông nghiệp ở tỉnh Khánh Hòa nhưng từ lâu đã phải đối mặt với nguy cơ suy giảm diện tích canh tác. Theo số liệu của FoodMap, trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2022, diện tích trồng xoài bản địa lâu năm giảm hơn 80% và hiện chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng số cây xoài tại địa phương. Trong đó phải kể đến giống xoài Canh Nông và xoài Cát Thơm.

Chứng kiến sự suy giảm về diện tích của xoài bản địa, Shopee và FoodMap – hai doanh nghiệp với lợi thế về công nghệ – chọn đồng hành các nhà vườn địa phương, với sự hỗ trợ của chính quyền tỉnh Khánh Hòa, trong hành trình phục hồi, nâng cao giá trị của giống xoài bản địa bằng cách giảm thiểu các trở ngại của nông nghiệp truyền thống như tối ưu chi phí vận hành, quảng bá rộng rãi đến người tiêu dùng, chịu trách nhiệm phân phối và tiêu thụ.

Xoài bản địa “yếu thế” trên chính quê hương

Trên thực tế, năng suất của xoài bản địa rất cao. Trung bình cây từ 10 tuổi trở lên đạt từ 300-500 kg/cây, cây trên 20 tuổi chăm sóc tốt đạt trên 1,2 tấn/cây.

Tuy nhiên, do công nghệ bảo quản còn thô sơ trong khi xoài chỉ giữ được trong thời gian ngắn (từ 5 – 7 ngày kể từ khi thu hoạch) nên không thể tiêu thụ hết, dẫn đến giá xoài hạ và ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân.

Các hộ trồng xoài tại huyện Cam Lâm và Diên Khánh cho biết giá xoài Canh Nông (còn gọi là xoài thủy triều hay xoài tây) và xoài Cát Thơm (còn gọi là xoài cát ngọt hay xoài cát Nha Trang) liên tục bấp bênh và giảm mạnh trong hai năm trở lại đây.

Do giá thu mua thấp trong khi công thu hoạch, tiền vận chuyển tăng cao, thu không đủ bù chi nên nhiều hộ đành bỏ xoài rụng vàng dưới gốc cây. Giai đoạn xoài chín rộ chỉ đạt từ 1.000 – 5.000 đồng/kg.

Xoài bản địa cho thu hoạch vào tháng 5 đến tháng 8 và trái vụ ở tháng 12. Việc thu hoạch rất kỳ công bởi cây xoài bản địa thường cao và có tán rộng

Để duy trì sinh kế, nhiều hộ trồng xoài đã đốn cây và thay bằng giống mới có sản lượng cùng giá bán cao hơn.

Bên cạnh đó, tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh cũng làm thu hẹp diện tích trồng trọt và trở thành mối đe dọa với những cây xoài bản địa lâu năm.

Hỗ trợ nông dân “thủ phủ xoài” mở rộng đầu ra sản phẩm

Từ tháng 5 năm nay, trùng với mùa thu hoạch xoài bản địa, FoodMap kết hợp sàn thương mại điện tử Shopee tiên phong khởi động chiến dịch bảo tồn xoài bản địa Khánh Hòa thuộc khuôn khổ dự án chiến lược “Tôn vinh nông sản Việt” mà hai đơn vị ký kết trong năm 2023.

Shopee và ShopeeFood hỗ trợ quảng bá và phân phối các sản phẩm xoài bản địa Khánh Hòa tại gian hàng chính hãng của FoodMap trên cả hai nền tảng

Theo số liệu từ FoodMap, trên 70% sản lượng xoài tại Khánh Hòa được chuyển ra ngoài tỉnh tiêu thụ.

“Là đơn vị trực tiếp thu mua xoài và phân phối thông qua các nền tảng online như Shopee, việc mở rộng kênh phân phối trực tuyến theo chúng tôi sẽ góp phần giải quyết vấn đề ứ đọng nông sản sau mỗi mùa thu hoạch”, đại diện FoodMap khẳng định.

Theo đó, Shopee và ShopeeFood sẽ là là hai đơn vị hỗ trợ FoodMap mở rộng các kênh phối xoài cổ Khánh Hòa trên nền tảng trực tuyến, giúp người dùng tiếp cận nông sản chất lượng với giá hợp lý mà không cần phải đi xa.

Đại diện Shopee cho biết: “Dự án Tôn vinh nông sản Việt hỗ trợ phát triển cộng đồng địa phương và giúp nhiều người dùng hưởng lợi ích từ các dịch vụ số. Theo đó, tận dụng những lợi thế về nền tảng công nghệ cùng hệ sinh thái riêng, chúng tôi sẽ tăng cường hoạt động quảng bá, gia tăng hiển thị nhằm nâng cao giá trị nông sản Việt, đồng thời mang đến nhiều ưu đãi hấp dẫn để người dùng dễ dàng mua sắm và ủng hộ nông sản bản địa.”

0838.147.718Chat Zalo